Bạn có thể nắm bắt tin tức đang nóng nhất trong ngày từ những đường link do bạn bè chia sẻ, hoặc bởi những bản tin được Facebook của các cơ quan báo chí chia sẻ trực tiếp. Bên cạnh đó, Facebook còn có riêng một kênh để hiển thị các tin tức và chủ đề hot nhất mà mạng này gọi là "Trending".
![]() |
Facebook có hàng loạt quy tắc để "ứng xử" với báo chí |
Trước đây, Facebook từng tuyên bố các chủ đề "trending" nổi lên tự động nhờ một thuật toán đặc biệt, có khả năng nhận dạng những chủ đề đang nóng, được quan tâm một cách tăng vọt trên Facebook. Sau đó, một ekip "kiểm tra" của Facebook sẽ trực tiếp viết lời mô tả và chọn ảnh minh họa đi kèm cho mỗi bài post.
Tuy nhiên mới đây, trang Gizmodo đã đăng tải một bài viết soi rọi rõ hơn vào quy trình lựa chọn tin nóng của Facebook. Theo đó, ekip hiệu đính này được cho là "được khuyến cáo chỉ nên quảng bá những video tải trực tiếp lên Facebook mà thôi, thay vì chia sẻ các video trên YouTube hoặc các kênh tương tự". Đây là một nỗ lực của Facebook trong việc mở rộng nền tảng video của chính mình, dù động thái này đã bị YouTube chỉ trích kịch liệt là "chèn ép đối thủ cạnh tranh".
Quy tắc tối cao thứ hai của ê-kip hiệu đính là họ "rất không được khuyến khích" nhắc đến cái tên Twitter - đối thủ chính của Facebook. Nếu bắt buộc phải nói đến, họ phải dùng cụm từ "mạng xã hội" một cách chung chung.
Thứ ba, các biên tập viên được cho là có một danh sách các nguồn tin truyền thống mà họ gọi là "các tòa báo được ưu tiên". Họ cũng có thể vô hiệu hóa các chủ đề hot nếu như chủ đề đó không được đưa tin/phản ánh bởi ít nhất 3 tờ báo trong danh sách nói trên.
Việc nắm bắt cơ chế tuyển lựa tin nóng của Facebook rất quan trọng đối với các tòa báo/cơ quan báo chí tại thời điểm này, khi mà tỷ lệ người dùng theo dõi tin tức qua mạng xã hội ngày một nhiều. Hiểu thấu đáo được quy tắc làm việc của Facebook sẽ giúp tòa báo lựa chọn tin tức để chia sẻ hiệu quả hơn. Phía Facebook hiện vẫn từ chối bình luận về bài báo của Gizmodo.
T.C
Cách live video trên Facebook bằng máy tính" alt=""/>Facebook đối xử với báo chí ra sao?Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong tháng 4, toàn thị trường Việt tiêu thụ 25.725 xe, tăng 4% so với tháng trước và tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sau cú bứt phá gấp đôi về doanh số hồi tháng 3, thị trường xe trong nước tiếp tục đà tăng dù sức tăng trưởng không nhiều.
Theo báo cáo chi tiết, trong tổng số 25.725 xe tiêu thụ trên toàn thị trường có 13.743 xe du lịch; 9.663 xe thương mại và 2.319 xe chuyên dụng. Với con số này, doanh số xe du lịch tăng 3,7%; xe thương mại tăng 5%. Trong khi đó, lượng tiêu thụ xe chuyên dụng giảm 1,3% so với tháng trước.
Đáng kể, thị trường trong nước tháng 4 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) khi đạt doanh số 6.225 xe, tăng 29% so với tháng trước. Trong khi đó, sản lượng của xe lắp ráp trong nước tháng vừa qua chỉ đạt 19.500 xe, giảm 2,5% so với tháng trước.
" alt=""/>Thị trường xe ô tô tháng 4 chỉ tăng 4% so với tháng 3Thành thật mà nói, ông Trump không có quan hệ hòa hảo với giới công nghệ. Bởi sự thật là Trump chưa bao giờ dành cho giới công nghệ một thái độ thiện chí nào trong khi những ứng cử viên khác lại luôn luôn quan tâm ủng hộ với những ông chủ công nghệ có hầu bao rộng rãi. Hồi tháng 7/2016, hàng loạt lãnh đạo công nghệ ký tên vào lá thư mở và gọi ông là “thảm họa đối với đổi mới”. Trong số này, có những cái tên nổi bật như Dustin Moskovitz, đồng sáng lập Facebook; Jimmy Wales, đồng sáng lập Wikipedia; Steve Wozniak, đồng sáng lập Apple; Aaron Levie, đồng sáng lập kiêm CEO Box. Vài cái tên hiếm hoi ủng hộ ông Trump làm Tổng thống có nhà sáng lập PayPal Peter Thiel và nhà sáng lập Oculus Palmer Luckey.
![]() |
Ông Trump đôi khi đưa ra những lời bình luận không mấy dễ chịu về các công ty công nghệ. Ví dụ như ông này từng gọi máy vi tính là “một chiếc máy tính hỗn hợp” và cho rằng mọi người nên từ bỏ việc dùng Internet. Ông hiếm khi sử dụng email và không rõ một ngày ông dùng máy tính bao nhiêu giờ dù các cập nhật trên Twitter của vị ứng cử viên này tương đối dày đặc.
Sau vụ tấn công của hacker vào công ty Sony năm 2014, Trump cho rằng “Internet và cả kỷ nguyên máy tính thực sự là một chiếc túi hỗn hợp. Nó khiến cuộc sống dễ dàng hơn ở một chừng mực nào đó nhưng lại đại đa phần lại khiến cuộc sống phức tạp hơn”.
Ứng viên tổng thống xuất thân từ tỉ phú này từng để xuất "đóng cửa" một phần Internet và đây chính là ý tưởng bị giới công nghệ ghét nhất. Những nhà lãnh đạo công nghệ tin rằng tự do trao đổi ý tưởng, bao gồm cả tự do Internet, sẽ gieo mầm cho sáng tạo. Donald Trump bị chê là không hiểu gì về công nghệ, đồng thời cố tình làm ngơ vai trò của công nghệ. Ông này cũng đồng thời đưa ra ý tưởng ngăn chặn mạng xã hội, nhất là sau khi có những nhận xét ác ý về ông trên mạng xã hội.
Cùng với những phát ngôn theo khuynh hướng bị cho là "cực đoan", giới công nghệ nước Mỹ, Thung lũng Silicon xem Donald Trump là mối đe dọa tiềm ẩn, và đặc biệt nguy hại nếu ông này đắc cử Tổng thống Mỹ. "Thảm họa cho sáng tạo công nghệ" – đang là cụm từ mà giới công nghệ nói về Donald Trump khi ông mới chỉ là ứng cử viên Tổng thống. Donald Trump bị giới công nghệ "quy tội" làm méo mó thị trường công nghệ, làm giảm xuất khẩu và khiến cho người Mỹ mất việc.
Thế nhưng cuối cùng mối lo của giới công nghệ Mỹ đã thành hiện thực, Donald Trump lên làm Tổng thống. Sau ít ngày “im hơi lặng tiếng” các lãnh đạo công nghệ đã lên tiếngđộng viên tới nhân viên và cam kết mọi tôn chỉ của công ty sẽ không thay đổi.
![]() |
Apple là một trong những công ty có tiếng tăm và giá trí nhất tại Thung lũng Silicon nhưng công ty này lại có vẻ giống như "cái gai" trong mắt vị Tổng thống mới của Mỹ. Trước khi lên làm Tổng thống, ông Trump cho rằng Apple phải mở khóa chiếc iPhone trong vụ San Bernardino và kêu gọi mọi người tẩy chay sản phẩm này từ sau vụ việc đó.
Ông đăng trên Twitter: “Tôi sử dụng một chiếc iPhone và Samsung. Nếu Apple không trao thông tin về những tên khủng bố cho những cơ quan chức năng, tôi sẽ chỉ sử dụng Samsung cho đến khi họ trao những thông tin này”. (Ngoài ra thì ông cũng được trả tiền để phát biểu trong một sự kiện của Samsung).
Ông bổ sung: “Chiếc điện thoại thuộc sở hữu của chính phủ. Họ đang làm gì vậy? Mở những chiếc điện thoại đó ra. Chúng ta phải thông minh. Chúng ta phải xem chuyện gì đang diễn ra. Apple hãy mở khóa những chiếc điện thoại đó để tìm ra các nguy cơ này đến từ đâu”.
Ông tuyên bố hồi tháng 3/2016 : “Tôi sẽ đem công ăn việc làm trở lại. Tôi sẽ bắt Apple sản xuất những chiếc máy tính và iPhone tại đất nước này chứ không phải tại Trung Quốc”.
Không rõ ông Trump sẽ buộc Apple chuyển việc sản xuất thiết bị về Mỹ như thế nào nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng kế hoạch này sẽ khiến Apple gặp phải những bất lợi đáng kể về mặt kinh tế và hậu cần.
" alt=""/>Donald Trump và giới công nghệ: Cuộc chiến chưa có hồi kết